LA GI
NGÀN XANH
ĐOÀN THUẬN
.
Chưa từng vạn quyển thiên kinh
chỉ nghe hoa cỏ lặng thinh chân trời
trong chiều Mẹ hát ru nôi
nỗi niềm xa khuất vào lời bể dâu.
Có không hồn của sắc màu
niềm vui phong nhụy nỗi sầu tàn phai
lời ru một cuộc đời dài
chìm trong tịnh vắng của ngày tháng trôi.
Người về trước biển xa khơi
bên bờ cát trắng và đồi dương xanh
xa đưa tiếng sóng cuối gành
tưởng như lời Mẹ ru quanh cõi này
Tân Hòa,1972
CÁT SỸ
NGÀN XANH
ĐOÀN THUẬN
.
bìa in lần 1
LỜI CỦA BIỂNChưa từng vạn quyển thiên kinh
chỉ nghe hoa cỏ lặng thinh chân trời
trong chiều Mẹ hát ru nôi
nỗi niềm xa khuất vào lời bể dâu.
Có không hồn của sắc màu
niềm vui phong nhụy nỗi sầu tàn phai
lời ru một cuộc đời dài
chìm trong tịnh vắng của ngày tháng trôi.
Người về trước biển xa khơi
bên bờ cát trắng và đồi dương xanh
xa đưa tiếng sóng cuối gành
tưởng như lời Mẹ ru quanh cõi này
Tân Hòa,1972
CÁT SỸ
QUÊ MẸ LA GI
và du tử Đoàn Thuận.
Đoàn Thuận, tên thật Trần Văn Thuận, tự Cát Sỹ, thuộc gia tộc Trần Văn định cư lâu đời ở La Gi, đã sớm thành một du tử , lúc còn bé con.
Năm 1946, cha ông là Trần Văn Ngự, lý trưởng làng Tân Lý, qua đời trên đường chạy giặc. Ông theo Ba Má nuôi tản cư về Phương Nam, xa quê xa mẹ từ đây.
Sau 1954, du tử Thuận tìm về làng cũ thăm Mẹ. Làng mạc hoang tàn, gia đình dòng tộc ly tan. Ông đi chăn trâu mướn để phụ Mẹ dựng một gian nhà lá trên nền đất của tổ tông. Chưa đầy hai năm, Ba Nuôi bị tù Côn Đảo, ông lại từ giả Mẹ ra đi.
Hè năm 1972, ông về lại La Gi, dạy học tại trường công lập Bình Tuy, tại tư thục Vinh Tân và Bồ Đề Quảng Đức. Về lại quê Mẹ, ông có dịp viếng thăm quí bô lão cùng thời với họ hàng cha mẹ, thăm thôn xóm cũ nơi gia đình từng trú ngụ, gặp lại những người bạn thời thơ ấu nghèo khổ. Ông tìm hiểu về nguồn gốc của Đất Tổ Quê Cha và ghi lại trong tập tùy bút Huyền thoại Hòn Bà Núi Ông.
Quê hương đổi thay nhiều, cùng bao điều lạ lẫm nhưng ông không quên con đường hoa cau trắng rụng đầy ánh trăng đẫn đến mái nhà xưa trên đất cũ, nơi đong đưa nhịp võng cùng lời ru buồn của Mẹ và ông tự nghĩ:
Dù nghèo cũng thể quê hương.
Vàng son cũng chỉ một phương đất người.
Thế nhưng khi nghỉ hưu, ông bán nhà lấy tiền để xây kiên cố mồ mã ông bà cha mẹ ba má, rồi vào Thảo Điền, sống những ngày cuối đời.
Cuối đời biệt xứ ra đi.
Hồn thiêng đất Mẹ đạo Nghì trên lưng.
Buồn vui thả gió qua rừng.
Đường đời phố lạ người dưng.
Bạc phơ mái tóc không ngừng lãng du.
Lần mò về cõi thiên thu.
Thảo Điền, 2014.
TRẦN CÁT TƯỜNG.
.
.
.
.
.
và du tử Đoàn Thuận.
Đoàn Thuận, tên thật Trần Văn Thuận, tự Cát Sỹ, thuộc gia tộc Trần Văn định cư lâu đời ở La Gi, đã sớm thành một du tử , lúc còn bé con.
Năm 1946, cha ông là Trần Văn Ngự, lý trưởng làng Tân Lý, qua đời trên đường chạy giặc. Ông theo Ba Má nuôi tản cư về Phương Nam, xa quê xa mẹ từ đây.
Sau 1954, du tử Thuận tìm về làng cũ thăm Mẹ. Làng mạc hoang tàn, gia đình dòng tộc ly tan. Ông đi chăn trâu mướn để phụ Mẹ dựng một gian nhà lá trên nền đất của tổ tông. Chưa đầy hai năm, Ba Nuôi bị tù Côn Đảo, ông lại từ giả Mẹ ra đi.
Hè năm 1972, ông về lại La Gi, dạy học tại trường công lập Bình Tuy, tại tư thục Vinh Tân và Bồ Đề Quảng Đức. Về lại quê Mẹ, ông có dịp viếng thăm quí bô lão cùng thời với họ hàng cha mẹ, thăm thôn xóm cũ nơi gia đình từng trú ngụ, gặp lại những người bạn thời thơ ấu nghèo khổ. Ông tìm hiểu về nguồn gốc của Đất Tổ Quê Cha và ghi lại trong tập tùy bút Huyền thoại Hòn Bà Núi Ông.
Quê hương đổi thay nhiều, cùng bao điều lạ lẫm nhưng ông không quên con đường hoa cau trắng rụng đầy ánh trăng đẫn đến mái nhà xưa trên đất cũ, nơi đong đưa nhịp võng cùng lời ru buồn của Mẹ và ông tự nghĩ:
Dù nghèo cũng thể quê hương.
Vàng son cũng chỉ một phương đất người.
Thế nhưng khi nghỉ hưu, ông bán nhà lấy tiền để xây kiên cố mồ mã ông bà cha mẹ ba má, rồi vào Thảo Điền, sống những ngày cuối đời.
Cuối đời biệt xứ ra đi.
Hồn thiêng đất Mẹ đạo Nghì trên lưng.
Buồn vui thả gió qua rừng.
Đường đời phố lạ người dưng.
Bạc phơ mái tóc không ngừng lãng du.
Lần mò về cõi thiên thu.
Thảo Điền, 2014.
TRẦN CÁT TƯỜNG.
.
.
.
.
.
.
ranh của Charles Yates
.
HUYỀN THOẠI
HÒN BÀ – NÚI ÔNG
[MIỀN THƠ BIẾC]
HÒN BÀ – NÚI ÔNG
[MIỀN THƠ BIẾC]
Con bấc mênh mang, sóng bạc đầu
Đôi vần thơ biếc xanh trời đất
Như một lời nguyền để mai sau.
1.
Ngày xưa một chuyế bè sang biển
Núi tiển đờii Đảo nhỏ vào thơ
Mảnh Thiên Y choàng lên sóng biếc
Dòng sông Dinh hoa kết đôi bờ.
Đảo bé bỏng nơi miền biển nắng
Tưổi hồng thơm trăng nhỏ tròn đầy
Vần thơ biếc cho lời thứ nhất
Khi mùa về gió lạnh ngàn mây.
Những lá thắm thả theo dòng bích
Giữa rừng xanh và biển mộng mơ
Tin chưa đến, Đảo buồn dậy sóng
Dòng chưa trôi, Núi đã ngóng chờ.
Buổi xa cách lạnh sông nhạt nắng
Con gió nào làm rối tóc mây
Một chút muối mặn trên môi sóng
Giọt thu vàng xưa chợt vơi đầy
Thuở ban sơ, tự nhiên thơ mộng
Cũng thoáng buồn qua buổi đợi mong
Trong cách biệt có niềm chung thủy
Khi Đảo về giữa biển mênh mông.
2.
Từ dạo ấy, vẫn còn đâu đó
Một vầng trăng lặng lẽ thinh không.
Và năm tháng làm phai màu núi
Giữa ngàn non, Núi đã lên Ông.
Núi ghì chặt tình vào hồn đá
Những cánh rừng xanh thẳm lạnh băng
Dòng La Ngà tiếng đàn trầm lắng
Ru cõi bờ tím ngát bằng lăng.
Và như thế bao mùa rừng cũ
Tóc sương mềm trên vai lặng yên
Núi vẫn đứng ngóng trông về biển
Tinh đất trời đâu dễ nào quên
Đất La Gi biển rừng xanh biếc
Thoảng hương nguồn một thuở nên thơ
Núi và Đảo cùng phương trời nhớ
Tình nước non không thể phai mờ.
Chính tình yêu đưa xa gần lại
Cho núi sông thêm nghĩa yêu thương
Và hạnh phúc ở đâu cũng vậy
Rất đơn sơ trong cõi vô thường.
3.
Nằm trấn giử giữa muôn trùng sóng
Hòn Đảo xưa được gọi tên Bà
Vẫn thơ mộng một miền thơ biếc
Tình thủy chung đâu luận trẻ già.
Cũng từ đó nơi miền biển cũ
Dòng sông Dinh đưa nguồn về khơi
Động Tiên Sa lắng hồn lặng tĩnh
Của tình yêu rừng biển muôn đời.
Mây theo gió, mây về viễn xứ
Sóng ru bờ, bờ ngủ bao năm
Đàn chim biển ngang trùng dương biếc
Mang lời ru từ cõi xa xăm.
Trong lời gió có lời của biển
Của rừng xa và núi ngàn xưa
Đã thắm biếc đôi bờ dương liễu
Để ngàn sau nhịp võng đong đưa.
Ai rót mật cho lời mây nước
đêm ca dao có tự bao giờ
Mùa trăng sáng bắc cầu dải yếm
Chính tình yêu đã nén thành thơ.
4.
Huyền thoại nào chẳng từ sự thật
Cuộc tình nào chẳng có mưa ngâu
Cầu ô thước bắc qua dòng bích
Không tình yêu đâu có mai sau.
Đêm cổ tich không còn cổ tích
Khối tình Bà thành đảo Thiên Y
Nỗi nhớ Ông đã cao thành núi
Con sông Dinh dòng nối nguồn về.
Nơi hoa mộng chân trời xanh thẳm
Hương trăng xưa thơm thoảng ngàn năm
Lời thơ cũ ghi vào đá núi
Đời bên nhau từ lúc chưa rằm.
Đêm sao sáng thay vầng trăng khuyết
Ước mong thầm đời mãi dài lâu
Nếu đã có tình cao như núi
Cũng có tình sóng vỗ bạc đầu.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
tranh của Lucie
1.
Người về đây, La Gi rừng biển
sóng đong đưa dương liễu đong đưa
con tu hú gọi chiều xa lắc
phía Dinh Thầy vương khói rừng thưa.
Biển vẫn hát lời chiều của biển
những con thuyền lộng gió về khơi
đem thơ ấu ta vào tưởng tượng
theo bóng mây phố cổ chân trời
Mùa bấc thổi tháng giêng vời vợi
mang lời ru của Mẹ vào xưa
lời ru mang cánh đồng con suối
có mây chiều làm rụng hạt mưa.
2.
Lời ru mang tiếng chuông Tà Cú .
cánh cò chiều về trắng Bưng Ngang.
ta thả hết hồn vào huyền thoại
nàng tiên Rừng Thị Ngọt mơ màng.
Lời ru qua những đồi cỏ cú
cánh diều bay đưa tuổi thơ đi
những chuyến đò Tân Long Tân Lý
chở nắng vàng phố cát La Gi.
Lời Mẹ ru qua ngàn đỉnh núi
nỗi mong chờ những đứa con xa
những đứa con quên mình vì nước
những đứa con đi dựng quê nhà.
Lời ru qua những chiều tịnh vắng
những hồn mùa và những dòng sông
tình non nước ru vào sâu thẳm.
một vầng trăng ru biển mênh mông.
3.
*
Từ xa lắm, khi mùa chưa đến
khi ngàn xanh, xanh tự ban sơ
hồn nhiên núi ngoảnh nhìn về biển
cõi Tiên Sa xanh ngát bãi bờ.
Mũi Đá nằm ôm hồn Núi Bể
mơ ngàn năm Núi Nhọn lên trời
và Núi Đất còn nguyên dáng đứng
bên Hồ Cây in bóng mây trôi.
Rừng xanh thẳm dài theo biển nắng
Sao, Bằng Lăng, Chò, Gõ, Dáng Hương
Dầu, Săng Đá, Sơn Đào, Lim, Trắc
Lá Buông rừng,Tre gộp, Mây bưng.
Tiên nữ hái hoa nguồn Suối Đó
về Mây Tào thả khói lên khơi
để Đá Dựng mùa đào đẹp mãi
và Sông Dinh trầm mặc không lời.
**
Dòng sông chảy mang hồn cổ tích
của chuyện tình xa xưa bao năm
nơi rừng vắng, Núi Ông lặng lẽ
cõi đại ngàn, ngàn xanh xa xăm
Dòng sông chảy thành mùa về biển
sầu ly gia lắng xuống cõi lòng
Hòn Bà, dấu Thiên Y trên sóng
cho biển trời, trời biển mênh mông.
Tình một thuở đã thành muôn thuở
Sông Dinh trôi mạch nối đôi miền
dòng nước ngọt từ nguồn sâu khuất
biển mặn nồng tình nghĩa vô biên.
4.
Từ xa lắm, người về vỡ đất
khơi nguồn xanh vườn ruộng lên xanh
những hạt lúa Ba Thăng, Ba Thắc,
những Nàng Hương, Nàng Sậu thơm lành
Nơi cư trú mảnh đời lưu lạc
những Láng Gòn, Láng Đá, Láng Sim
những Bàu Sen, Bàu Tràm, Bàu Xót
nơi đất lành cho những cánh chim .
Đông thêm xóm lên rừng xuống biển
về Tân Minh, Tân Hải, Tân Hà
về Động Chú, Hồ Tôm, Suối Dứa,
phố thêm dà,i đồng rộng, thôn xa.
Tên làng xóm mang nhiều mộng ước
người Thiện Hoà, cuộc sống Bình An
quê hương xanh của rừng biển mới
đầy sức xuân trong một chữ Tân.
5.
Từ xa lắm, người về với biển
bãi bờ thêm Xóm Vạn, Làng Chài
những thuyền thúng lưới rùng lưới sẫm
những mái chèo lướt sóng câu khơi.
Miền biển thêm Xóm Dừa, Xóm Lưới,
thêm Chợ Chiều, Bến Cá, Bãi Câu
và ngày tháng dài theo tiếng sóng
Đồi Dương xanh ru nhớ Bờ Dâu
Nơi cư trú cuộc đời biển giả
da sạm màu mùa lộng mùa khơi
những Năm Báng, Bảy Chờ, Hai Lưới
ngày động dài, động tố rong chơi.
Những mùa mực, biển như phố nổi
ánh đèn câu lấp lánh chân trời
mùa cá Bẹ, cá Mòi, cá Nục,
thuyền câu về, Chợ Cá Biển vui.
Mùa bão rớt , sóng xô bờ cát
thuyền ai neo gác mái bên sông
ai sửa thúng, xảm thuyền, vá lưới
ai lạnh lùng bấc thổi đêm không!
6.
Vài món ăn trở thành đặc sản
thịt Nai xào với Cải Rổ thơm
chua Cá Lóc lá Dang, lá Bứa
gạo Nàng Co nồi đất thổi rơm.
Chút hành ớt ngọt Canh Phơn Phớt
cá Mòi Dầu kho với Măng Le
Mực Tươi nướng Rau Râm Mắm Nhĩ
gỏi Cá Mai ăn chẳng muốn về
Người xa xứ nhớ hoài trái lạ
những trái Xay, trái Diếc, trái Gùi
Trâm chín tím, Thanh Trà, Nổ trắng
Xoài Quéo chua, Sim ngọt, Gấm bùi
7.
Từ xa lắm, xuân về Mai nở,
rừng thơm hương của Ngọc Điểm lan,
đông se lạnh, thu đầy bão rớt,
hạ vừa sang Phượng Vĩ đỏ làng .
Nơi cư trú tâm hồn cao quí,
những người con tận hiếu tận trung,
những Mẹ hiền tảo tần khuya sớm,
những mối tình bền vững thuỷ chung.
Dốc Ông Bằng người về thắp đuốc
ánh lửa hồng đánh thức rừng đêm.
tiếng gà gáy Văn Kê, Cửa Cạn
bình minh về cho biển xanh thêm.
8.
Người về đây một chiều yên tĩnh
nghe mạch nguồn dưới núi rừng xa,
nghe hạt nứt trong lòng đất mới,
nghe mùa về gọi biển bao la.
1. THÁNG GIÊNG VỀ BIỂN LA GI
Tháng giêng, sâm cát nở vàng
Đồi xa cỏ cú đã tràn sắc non
Quả rừng Thi Ngọt đang tròn
Lộc xanh mơ những lối mòn về Dinh
Biển xa như chợt lặng thinh
Nghe dương liễu hát ru tình xa xưa
Nhẹ mưa như thể không mưa
Ngỡ sương hồ Núi pha vừa tiếng ngân
Âm thầm núi đã vào xuân
Một ngàn mai nở bâng khuâng trời chiều
Hương đầy một cõi tịch liêu
Ai người về phố bóng xiêu chân rừng
Bỏ mùa đông lại sau lưng
Ngày mang nắng mới sang mừng tuổi em
Sắc rêu xanh những bậc thềm
Càng thương lưng mẹ còng thêm tháng ngày
Bầy chim én lại về đây
Hạt trăm năm cũ nở đầy màu xuân.
2. THÁNG HAI VỀ ĐỒNG TÂN LÝ
Tháng hai, động tố lại gần
Hạt mai già rụng đầy sân rêu vàng
Bãi dài bấc vẫn mênh mang
Bầy chim di rét nối hàng về xa.
Trời trong chẳng bóng mây qua
Đất đai chờ hạt mưa sa vào mùa
Bên đìa vẫn tím hoa mua
Dậu bờ vẫn lá dang chua xanh màu
Người về hát trước nương rau
Nghe trong lau lách sắc màu mùa vui.
Sông Dinh trầm mặc về xuôi
Bến Tân Long tiễn đưa người câu khơi
Bãi bờ sóng vỗ muôn đời
Làng hoa Tân Lý ru lời Bình An
Ru qua biển bạc rừng vàng
Ru con mú kẻm vào khoang thuyền đầy
Ru con mực ống như say
Ánh đèn phố nổi lắt lay chân trời
Và ai gõ nhịp đêm trôi
Khúc tình ca cũ chơi vơi nỗi niềm
Lời nào cho những cánh chim
Lời nào vào cõi im lìm núi xa
3. THÁNG BA VỀ HỒ NÚI ĐẤT
Cuối trời mây lửng lơ qua
Nồm đưa con bấc tháng ba xa ngàn
Con chim tu hú gọi đàn
Nương dưa rẫy bắp bàng hoàng đợi mưa
Khói chiều vương khóm lau thưa
Thanh trà tròn quả đong đưa bên rừng
Trái mây hồng ửng triền bưng
Dăm con bói cá như ngừng cánh bay
Có ai trỉa lúa trăm ngày
Hạt Ba Thăng ủ mộng đầy non xa
Nước ngầm dưới bóng mùa hoa
Nước tràn Láng Đá nước qua đồng chiều
Rễ rừng hạt đất chắt chiu
Bao nhiêu giọt nước bấy nhiêu mùa vàng
Mặt hồ Núi Đất mênh mang
Lặng thinh soi bóng mây ngàn bâng khuâng.
4 THÁNG TƯ VỀ NGẢNH TAM TÂN
Tháng tư về Ngảnh Tam Tân
Một vòng cung biển Hàm Tân nối dài
Đồi sầm động cát chia hai
Dinh Thầy tĩnh lặng, Xóm Chài xôn xao.
Gió qua Khe Đước Vườn Đào
Cho lan hồ điệp chạm vào hương đêm
Trăng vàng soi Mỏm Đá Chim
Lung linh những sợi tơ mềm liễu dương.
Sóng tung nước trắng như sương
Khẻ rơi trên gọp đá vương rong dài
Một vùng như thể Thiên Thai
Khách du thoát tục lòng hoài cố nhân.
Nhớ ai mang đến mùa xuân
Đêm hồng ánh đuốc thanh tân cõi bờ
Ấm nồng giấc ngủ em thơ
Tự do hạnh phúc ước mơ muôn đời.
Người tù Côn Đảo xa xôi
Về đây nghe biển vọng lời nước non
Khe Sâu chảy xiết đá mòn
Đài Ngô Đức Tốn vẫn còn dấu xưa.
Đồi Mai Đỏ Ngọn nắng mưa
Người về an dưỡng giữa mùa hương quê
5. THÁNG NĂM
về GIẾNG NGUỒN CHUNG
Cỏ non xanh mượt bốn bề
Tháng năm giục cánh cò về Bưng Ngang
Lối Dinh không động hoa vàng
Mưa nồm rơi nhẹ lá bàng cuối truông.
Bên kia hồn của hồi chuông
Nghe rừng Thầy Thím thoáng buồn xa xăm
Bể dâu tàn cuộc trăm năm
Nhà thơ Ngu Í chỗ nằm còn đây.
Thực hư lắng xuống tháng ngày
Khuyết tròn trăng một cõi này mộng mơ
Sóng xô cát mặn vô bờ
Bãi gom Nước Ngọt, bến chờ Nước Trong.
Về đây một giếng Nguồn Chung
Quê hương rừng biển mặn nồng xưa sau.
6. THÁNG SÁU VỀ SÔNG DINH
*
Sông Dinh, tháng sáu, trôi mau
Hạ tàn rừng cũ thu vào xanh thêm
Đôi bờ xanh biếc êm đềm
Vòng qua Châu Thuỷ những đêm trăng vàng.
Khóm lau trắng buổi thu sang
Hoa bằng lăng tím bên ngàn rơi rơi
Nắng mai ánh nước xanh trời
Khói chiều vương túp lá tời mộng mơ.
Sương khuya bảng lảng như tơ
Ru hồn rừng núi truông hồ về xuôi
Ru đời qua những buồn vui
Những tình xanh, những ngậm ngùi chia ly.
Lũ tràn đập Đá Dựng đi
Dòng soi trúc biếc, bóng phi lao dài
Ven nà xanh liếp rau khoai
Lối mòn qua những vườn mai xóm dừa
**
Con đò nào bến sông xưa
Một chiều Tân Lý mẹ đưa ta về.
Sông bồi vòng một cung quê
Một bờ phố thị theo đê cát vàng.
.
Cầu cong thay chuyến đò ngang
Nối Chợ Cá Biển với Làng Hoa xưa
Một bờ mờ ảo đêm mưa
Long lanh bóng đước, đong đưa lửa chài.
Bấc mùa thổi lạnh giêng hai
Thuyền câu đậu Xóm Lưới dài Tân Long
.
Suối nguồn về họp Biển Đông
Hòn Bà mãi nhớ Núi Ông bên trời.
Cửa sông khi lở khi bồi
Dòng Dinh vẫn chảy muôn đời trong ta.
7.về
PHỐ BÊN SÔNG
*
Những chiều tháng bảy mưa sa
Đôi hàng dương liễu la đà bến sông
Những mai biển rất mênh mông
Một loài chim biển chợt, không hẹn, về
.
Những khuya trăng sáng đường quê
Tiếng chuông ngân giữa bốn bề lặng im.
Trăng ru thuyền ngủ bờ đêm
Sóng ru nhà phố lim dim giấc đời
Sông Dinh ru nước về khơi
Thời gian ru cát bụi dời bâng khuân
**
Một ngày về lại Hàm Tân.
Ta như khách lạ tần ngần phút giây
Ngỡ ngàng phố cát đổi thay
Tìm trong mây nổi bóng ngày xưa xa.
.
Qua Cầu Đúc, nhớ Làng Hoa
Mái xưa tiếng võng ru ta bao ngày
Đâu rồi bến nước Sáu Say
Đâu Chợ Cá Biển đò đầy Tân Long
.
Lối xưa cát lún bụi lồng
Nay đường phố thị ngang Đồng Cô Ly
Thuyền về Kè Cảng La Gi
Tìm đâu Bãi Đước xanh rì Xóm Câu
Khuất xa bao góc phố sầu
Hàng rong quán cóc Đèn Dầu hắt hiu
Mái tranh vách lá xiêu xiêu
Đã vào cổ tích đã nhiều nắng mưa.
.
Giờ đây Thị Xã sang mùa
Nắng lên Phố Mới hoa đùa thôn xưa.
8.về
XÓM HỌC
*
Người về Xóm Học đã thưa
Những trang vở khép vào xưa cũ dần
Hàng dương liễu đứng bâng khuâng
Khung trời tháng tám mưa ngần ngại bay.
.
Bước chân gõ guốc phố này
Áo em trắng những tháng ngày thư sinh
Sân trường giờ lại vắng thinh
Thềm ngoài lớp học rêu in sắc chiều.
**
Thuyền xa, bờ chợt cô liêu
Đàn chim bay khuất, quạnh hiu núi đồi
Nghỉ hè, em lại xa xôi
Mình ta giữa cõi muôn lời cổ thi.
***
Lá thu xanh gọi ngày đi
Ngoài ô cữa lớp mùa thi qua rồi
Đường về Xóm Học chia đôi
Vắng em bụi phủ chỗ ngồi lặng yên.
.
Những chiều ru gió sau hiên
Tưởng em ngồi học một miền quê xa
Mong ngày hạ trắng mau qua
Em về bước nhỏ lối hoa mộng này.
9.về ĐỒI TÂN AN
*
Tựu trường tháng chín về đây
Hồn nhiên áo trắng hàng cây sân trường.
Tân An đón gió ngàn phương,
Một đồi nắng, một đồi hương đất trời.
Một đồi cao trước biển khơi,
Một đồi xanh, giữa muôn nơi xanh màu.
Xanh non, Núi Nhọn Mây Tào.
Sông Dinh xanh, nước đổ vào biển xanh.
Xanh bờ, dương liễu cuối gành.
Xanh vườn, xanh ruộng, rừng xanh bạt ngàn.
Những đường liên tỉnh qua ngang
Nối khu Hành Chánh với làng thôn xa.
Vườn cây ẩn hiện xóm nhà.
Quanh năm khí hậu ôn hoà đất quê.
**
Xuân sang mai nở bốn bề.
Thu mưa, hạ nắng, đông se lạnh trời.
Mưa, vào ruộng rẫy nương đồi.
Nắng, làm mỹ nghệ, mộc phôi, đủ nghề.
Tình quê hương níu dân về,
Bên nguồn xưa vọng lời thề nước non.
Sâu trong nỗi mất và còn,
Giọt hồng máu thấm trong hồn đất đai.
Sóng xanh vỗ mộng bãi dài.
Rừng thiêng ôm giấc hình hài anh em.
Mẹ ngồi ru bóng trăng đêm.
Đồng quê bông lúa ru mềm Suối Sâu..
10.về lại LA GI
*
Thôi xin giử lại mộng đầu
dù bao mưa nắng đã nhầu đôi vai
với yêu thương một dòng đầy
một mùa tuổi nhỏ tháng ngày lênh đênh
dù bao mưa nắng đã nhầu đôi vai
với yêu thương một dòng đầy
một mùa tuổi nhỏ tháng ngày lênh đênh
Về xe dốc đổ chênh vênh
dưới xa biển biếc hai bên rừng già
mênh mông xanh một Hòn Bà
mờ trong chiều xuống núi Tà Cú xanh
vườn ai sợi khói mong manh
hiu hiu bấc biển thổi quanh phố phường.
dưới xa biển biếc hai bên rừng già
mênh mông xanh một Hòn Bà
mờ trong chiều xuống núi Tà Cú xanh
vườn ai sợi khói mong manh
hiu hiu bấc biển thổi quanh phố phường.
Ta đi kiếm sống tha phương
hành trang sách vở gió sương đầy hồn
ta về lòng dạ héo hon
một hàng phượng đứng dài con đường chiều.
**
hành trang sách vở gió sương đầy hồn
ta về lòng dạ héo hon
một hàng phượng đứng dài con đường chiều.
**
Về nơi Đồi Gió quanh hiu
mưa rơi thôn lẻ ít nhiều bâng khuâng
suối trôi trong dáng ngại ngần
người đi để nhớ đôi lần trong mơ.
mưa rơi thôn lẻ ít nhiều bâng khuâng
suối trôi trong dáng ngại ngần
người đi để nhớ đôi lần trong mơ.
Bãi hoang với cát lưng bờ
dấu chân chim đã mịt mờ lối xưa
một đời ta những nắng mưa
lời ca dao cũ đong đưa phố sầu.
Ta về ngã nón qua cầudấu chân chim đã mịt mờ lối xưa
một đời ta những nắng mưa
lời ca dao cũ đong đưa phố sầu.
nhớ trang thư cũ những câu tạ từ
có gì đâu một mùa thi
ngày thơ ấu đó cũng mù xa thôi.
Giờ ta Xóm Nhỏ bồi hồi
nghe hoàng hôn rụng cuối trời lặng thinh.
11. về XÓM RẪY
*
Một vùng Xóm Rẫy, Hoà Minh
Tháng mười một, nắng lung linh sông Kiều
Nắng hoa làm nhớ bao điều
Buồn vui bên mẹ những chiều tuổi xanh.
Liệt lợ thêm chút ớt hành
Tô canh phơn phớt ngon lành, Mẹ ơi
Nắng mưa dầu dãi một đời
Xa xưa nhịp võng à ơi ru buồn.
.
Dù nghèo cũng thể quê hương
Vàng son cũng chỉ một phương đất người
Tháng ngày cứ mải miết trôi
Ầu ơ, tiếng Mẹ ru đời quanh hiu.
**
Mẹ ngồi đưa tiếng võng chiều
Ru Thầy nơi chốn tịch liêu không về
Hoa cau rụng trắng đường quê
Dấu giày cỏ lấp bốn bề lặng yên
.
Mẹ ngồi ru bóng trăng nghiêng
Gió đưa mây khuất qua miền núi non
Từng mùa cây sứ hoa thơm
Từng mùa mong ngóng đứa con xa mờ.
Một mình, Mẹ vẫn ầu ơ
Lời ru lẫn giữa sương mờ tịch liêu.
***
Lời ru ru lạnh bóng chiều
Mấy hàng lau trắng chợt hiu hắt buồn.
Tháp cao vừa rụng tiếng chuông
Con sông xa lắc rời nguồn về xuôi.
.
Lời ru ru đến ngậm ngùi
Tưởng hồn cát bụi ngủ vùi trăm năm
Mit mùng rừng núi xa xăm
Tiếng hoa buồn rụng lặng câm phố dài .
12.về
NÚI MÂY TÀO
*
Đạp rừng tìm một nhành mai
Giữa Mây Tào ngỡ như ngoài nhân gian
Dưới cây bao lớp lá vàng
Lẫn trong khe đá muôn ngàn sắc xuân.
.
Hoang vu thêm nỗi xa gần
Trăm năm cũng chỉ một lần một thôi
Đem thanh xuân hiến cho đời
Mê say sông nước một trời thơ trăng
.
Lên đây quên nhớ đôi đằng
Trán ưu tư để vết hằn ngày mai
Núi mây nhìn xuống sông dài
Tưởng đâu cây cỏ hình hài phân thân.
.
Với đời mơ ước xanh dần
Với ta năm tháng lần khân trong mùa
Cuối rừng thoáng bóng hoa mua
trên non mai nở vàng đưa xuân về.
**
Bao mùa gõ guốc đêm mê
Bao mùa bụi phủ bốn bề non yên
Lộc xanh trẩy hội mọi miền
Và bầy én nhỏ về nghiêng cánh gần.
***
Tàn đông cây cỏ thanh tân
Cuối năm ngồi nghỉ dưới chân một ngày
Dốc dài cát bụi còn bay
Một đời ta ngỡ như đầy chiêm bao.
.
Cõi kia, trước đã ai vào
Chỗ này, sau nữa ai chào đón ai?
Hoa ngàn tự nở rồi phai
Hương trời thầm ủ hạt mai sang mầm.
.
Tóc tơ đời chỉ trăm năm
Đĩa mùa gõ nhịp giữa âm dương này
Chưa đêm đã đợi ánh ngày
Ngó sen biếc giữa bùn lầy cõi ta
.
Khói sương đầy tóc mẹ già
Giọt mồ hôi thấm vườn cà nương rau
Đất quê cắt rốn chôn nhau
Tình muôn năm cũ gửi vào hồn quê.
.
Yêu nhau xin vẹn lời thề
Nụ hồng, người tặng người về tương lai.
.
.
tranh của Hu Kai Xi
*La Gi ngàn xanh. 42*
ĐỒI DƯƠNG XƯA
Bên bờ La Gi biển,
có một Đồi Dương xanh,
song vỗ dài âm thanh,
trên sâm vàng cát trắng.
Có phải vì mưa nắng
bao người đã xa khơi.
Có phải vì buồn vui,
tóc tơ nhiều sợi bạc.
Thùy dương theo gió hát.
u hoài tình ly gia,
Dinh Ông xa Đảo Bà,
huyền thoại thời hoang vắng.
Người như mùa biển lặng,
ru đời vào mênh mông.
Một con đường vắng không.
đưa tôi về cõi nhớ.
La Gi 1968
ĐỒI THÙY DƯƠNG
1.
Đồi Thùy Dương lộng gió
ru lời Động Tiên Sa,
sầu “ly gia” thiên cổ.
giũa Dinh Ông, Đảo Bà
Bờ dương xanh sóng vỗ
mơ hồ trong hơi sương
như niềm xưa lãng đãng
muôn đời còn tơ vương.
2.
Đêm rì rào tiếng biển
làm nhớ ngày tha hương
một dòng sông xa lắc
chảy mãi vào nỗi buồn.
Bên nhau miền biển cũ
nghe bấc lạnh sang mùa
như khúc trầm sonate
ru tôi vào xa xưa
ĐỒI HOA SIM
Đồi Sim trời mưa mãi
khúc nhạc chiều mùa đi
một đóa hồng nhung đỏ
Suối Đó trôi thầm thì.
Tôi như một du tử
lưu lạc nơi chân tròi
nhớ con đò Tân Lý
sông Dinh mùa êm trôi
Đóa hồng lặng lẽ nở
khúc nhạc rừng êm du
đồi Hoa Sim mưa mãi
hương sim bay mơ hồ.
Năm tháng không ở lại
khúc nhạc chiều mùa đi
một đóa hồng nhung đỏ
bên suối mưa thầm thì
ĐỒI CỎ CÚ
Xưa lên đồi cỏ cú
thả hồn ta theo mây
để trâu về đồng vắng
tuổi thơ trôi từng ngày.
Qua bao đồi cỏ cú
qua dặm đường gập ghềnh
bạn chơi ngày đồng nội
còn ai nhớ ai quên.
Qua bao đồi cỏ cú
buồn nhớ chị chiều xưa
về quê chồng xa lắc
con đò dòng sông mưa.
Về qua đồi cỏ cú
quê ngoại chưa vào thu
lúa đồng còn xanh mạ
tóc mẹ đã sương mù.
về qua đồi cỏ cú
giờ cha cũng xa xôi
chỉ còn chân trời thẳm
áng mây trôi muôn đời.
ĐỒI GIÓ
1.
Ban sơ ngọn Đồi Gió
Dưới mây trời quê hương,
Trước mặt bờ Đại Dương
Sau lưng cánh Rừng Cọ.
Bên Sông Dinh, Suối Đó,
Đá Dựng hoa anh đào
Vườn Trầu lựng hương cau,
Thôn Dâu tơ tằm nhả.
Dân quê, người chằm lá,
người đan lát tre mây,
người làm rẫy làm cây,
sống bình an thân thiện.
2.
Tỉnh Bình Tuy thêm huyện,
thêm nhà thương, nhà thờ
Đồi Gió xưa xanh lơ
mang khai sanh Dốc Tỉnh.
Tôi một chiều thanh tịnh
về đất Mẹ thân thương
nghe bấc lộng ngàn phương
thầm nghĩ về Đồi Gió.
DỐC SƯƠNG MÙ
Dốc mù sương kín non xa
Vội người, ta chẳng vội qua từng chiều
Chợt nghe thung dưới đìu hiu
Cánh chim về khuất bóng xiêu lối rừng
Dốc mù bay gió qua bưng
Ngựa nhoài vó, cát bụi chừng ngủ yên
Mây chao bóng xuống một miền
Và mưa nắng gửi ưu phiền lại ta.
Dốc đời còn ở thật xa
Và ta đi mãi chưa qua hết mùa
Nắng đầy lên cánh hoa mua
Thoáng bâng khuâng cũ nhẹ khua trong hồn.
Chuyến xe đổ nhịp về thôn
Đá lên rêu, phố hoàng hôn lên đèn.
Bên đồi một đốm lửa nhen
Ta nghe ta gõ bước quen dốc đời
NẮNG MAI
Sự bình yên của biển
ngủ mê nơi chân trời
mây lang thang về khơi
Trên nền xanh mênh mông
con thuyền lướt ngàn sóng
mặt trời lên rực hồng.
Buổi sáng như họa sỹ
tự vẽ khuôn mặt mình
trên mặt hồ thu xanh.
Cây bàng thay lá mới
như những búp cọ màu
điểm son cho trời cao.
Hương xa ngàn phương cũ
thấm vào hồn không lời
ru tháng ngày êm trôi.
La Gi,1966
. .
..
.
tranh của Anikeev Sergey
BẾN SÔNG DINH Sông Dinh chuyển nước nguồn xa thẳm.
Bến Đước thuyền neo ánh lửa chài.
Bờ dương liễu rũ đêm huyền thoại.
Phố Biển người đi nhớ một mai.
DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Tôi yêu sông Dinh yêu lâu rồi
Từ khi lời người ru bên nôi
Từ khi đất vỡ thành ruộng mới
Khi giọt mồ hôi mặn môi cười.
Nguồn sông xa mờ từ mây bay
Từ phương La Ngà xuôi phương này
Một dòng chảy mãi như huyền thoại
Cho tuổi thơ ai thêm tháng ngày.
Sông bao ngàn năm trôi vào thơ
Sông qua La Gi từ bao giờ
Chỉ biết chậm nguồn sông về biển
Rừng tiễn đưa sông xanh đôi bờ.
Sông mang tình xưa về bao la
Ai hồn mênh mông buồn xa nhà
Đầu nguồn mong nhớ Ông thành Núi
Hòn đảo Thiên Y nhắc tên Bà.
Sông từ ngàn xưa về hôm nay
Sông ru đời ai qua bao ngày
Qua ngàn lau lách qua ghềnh thác
Qua những mùa đi nước vơi đầy
Sông đưa bao hoa đi ngàn khơi
Hương vương theo sông về xa vời
Những mùa nước xuống bằng lăng tím
Tím cả hồn ai khi chia phôi.
Êm êm khuya khuya mùa trăng đầy
Miên man sương giăng trong ngàn cây
Bến chái gác mái con thuyền ngủ
Ai thức cùng sông cùng nước mây.
Yêu sông quê hương yêu muôn đời
Cho dù đò ngang buồn không trôi
Ai về xòm cát đồi cỏ cú
Sông vẫn trong tôi êm đềm trôi
SÔNG HÀN NÚI BỂ
Sông Hàn về xuôi dòng êm trôi
Đưa hương mùa xưa đi xa khơi
Dưới chân Núi Bể từ muôn kiếp
Đôi bờ cát lạnh thấm hồn tôi.
Sông đưa nguồn xuân vào muôn đời
Ai say hoàng hoa đêm ly bôi
Núi tan tác bể thành cát bụi
Đá nát vàng phai một cõi người.
Mùa đi hơi đông còn mênh mang
Len qua ngàn khe sông bàng hoàng
Hạ đầy bấc biển sầu bóng núi
Rừng khộp bờ lau bao thu vàng.
Trôi qua ngàn năm mùa ly tan
Sông Hàn ru mây xanh non ngàn
Đất đai bồi đắp cao Núi Nhọn
Chất ngất ngang trời ngóng xuân sang
Tàn phai qua đi đời sum vầy
Buồn vui đâu hay như sương bay
Hơp tan đắp đổi tình dâu bể
Núi Bể vơi đi Núi Nhọn đầy.
Bao dòng sông xanh xuôi qua đời
Bao mùa thơm hương bao hoa rơi
Núi Nhọn vương mang hồn Núi Bể
Bên rừng mai lạnh Sông Hàn trôi.
SUỐI TRONG
Xóm Thượng rừng La Dạ
lắng một dòng Suối Trong,
cho lá hoa bềnh bồng,
xuôi êm về Xóm Hạ.
Nước lạnh tràn gành đá,
bọt trắng pha rong xanh
róc rách dòng âm thanh,
chìm dần vào xa vắng.
Im ru một khoảng lặng,
giữa ban sơ hoang vu,
giữa mong manh sương mù,
chờ mong lời chim hát.
Tu hú gọi hoàng hạc
Gõ kiến nhịp bọng cây
Hoa rừng đưa hương bay
Trầm tích hồn sông núi.
Qua bến bờ mông muội,
Suối vẫn Trong như nhiên
lắng khúc nhạc lâm tuyền
thấm nước tươi nương mạ.
SUỐI TIÊN
tặng Bùi Quốc Thắng
Hoa mua tím thẳm trong chiều
Một bờ suối vắng ít nhiều sương bay.
Phải đâu hồn của cỏ cây,
Sắc hương bến mộng bóng ngày tĩnh không.
Mây bay mấy độ bềnh bồng,
Phấn hoa màu cỏ lặng trong cõi người.
Một dòng trôi mãi về trời.
Giọt vô biên rụng xuống đời lặng thinh .
.
.
Antonio Tano
*La Gi ngàn xanh. 58*
HỒ NÚI ĐẤT XƯA
Cuối trời mây lửng lơ qua.
Nồm đưa con bấc phong ba xa ngàn.
Con chim tu hú gọi đàn.
Nương dưa rẫy bắp bàng hoàng đợi mưa.
Khói chiều vương khóm lau thưa.
Thanh trà tròn quả đong đưa bên rừng.
Trái mây hồng ửng triền bưng.
Dăm con bói cá như ngừng cánh bay.
Có ai trỉa lúa trăm ngày.
Hạt Ba Thăng ủ mộng đầy non xa.
Nước ngầm dưới bóng mùa hoa.
Nước tràn Láng Đá nước qua đồng chiều.
Rễ rừng hạt đất chắt chiu.
Bao nhiêu giọt nước bấy nhiêu mùa vàng.
Mặt hồ Núi Đất mênh mang
Lặng thinh soi bóng mây ngàn bâng khuâng.
Hồ Núi Đất,1972
HỒ NÚI ĐẤT
Dù mai đi khắp muôn nơi
sẽ không quên bóng trăng soi lòng hồ
không quên tiếng sóng ru bờ
phong lan ngọc điểm bất ngờ vào xuân.
Hoa dầu từng cánh bâng khuâng
để bằng lăng tím bao lần vương hương
con chim về hót cuối truông
núi Tà Cú khuất trong sương mờ dần.
khói lam chiều ngảnh Tam Tân
vương vương sợi nhớ theo tầng mây xa.
Một dòng xanh, đôi bờ hoa
đem hương rừng vắng về qua đất chờ
đem vào ta cả hồn thơ
để ta làm sóng ru bờ quê hương.
[tặng Bùi Văn Mạnh]
Hồ Núi Đất, 1994
HỒ NÚI và CHẾC LÁ
Cây thu thả chiếc lá vàng
xuống hồ Núi Đất, bên ngàn Rừng Dong.
Sương pha, gió nhẹ, nước trong.
Lá men Bến Cỏ vào dòng Suối Sâu.
Con chim bói cá cúi đầu
thương duyên lá thắm phai màu tình xanh.
Nghiêng nhìn bóng nước long lanh
soi buồn lá ướt vượt gành rêu rong.
Giã từ Núi Đất Rừng Dong
Thân tàn phận úa phiêu bồng về đâu ?
Đồi Sầm Động Dứa Bãi Dâu
Phong lan cúc dại như sầu biệt ly.
Hồ Núi Đất, 1972
Hồ NÚI và TỨ LA.
Bè tre lướt nhẹ qua hồ,
dưới chân Núi Đất, bên bờ Rừng Dong.
Một vùng như thể tĩnh không.
như tranh thủy mặc, nước lồng bóng mây.
Nghe xa tu hú gọi bầy,
cùng âm gõ kiến, tiếng chày cuối truông.
như ru dăm cánh hoa muồng.
hồn nhiên buông thả ngọn nguồn phong sương.
Tứ La, bốn bạn tha hương,
nhịp bè hát khúc Trúc Phương, “Đò chiều”,
giữa hồ Núi Đất quạnh hiu,
nhớ đêm La Dạ, nhớ chiều La Gi.
La Gàn nhớ bóng chim di.
La Ngà nhớ đảo Thiên Y, Hòn Bà.
Núi Ông tọa Đức Linh xa,
Sông Dinh nối cảnh “ly gia” biển trời.
Tứ La tưởng nghĩ không lời,
lòng thầm cảm tạ đất trời quê hương.
Hồ Núi Đất, 1972
ĐÊM HỒ TÔM
Đêm Hồ Tôm mùa trăng loáng bạc
Tưởng mùa xưa còn đọng không gian
Trong biếc liễu hạc về núi cũ
khúc đàn rơi sâu thẳm xa ngàn
Ta như gặp mình trong cổ tích
Trăng qua đây rơi một dòng xanh
Làm con nước chạm thành sóng nhỏ
và đêm yên phổ nhạc lá cành
Từng bóng khói qua ngàn chân đước
Mây bồng bềnh thoáng hiện sao thưa
và bụi nước xoáy tròn hư ảo
Hư ảo trời hư ào hồ khuya.
[tặng Cao Hoàng Trầm]
Hồ Tôm, 1973
CHIỀU Ở NGẢNH
Vòng cung biển ôm vịnh chiều thẳm biếc
Dăm thuyền con dần khuất phía đảo xa
Đèn câu khơi ảo chân trời viễn phố
Nửa vầng trăng treo lửng bóng dương già.
Ngảnh Tam Tân, 1969
CHIỀU TÀ MON
Tà Mon hương đọng cỏ vương.
Chậm chiều mây núi khuất đường hoa rơi.
Lần theo nỗi nhớ xa vời.
Sương rừng bay trắng chân trời mênh mang.
Bóng người thưa vắng bên ngàn.
Bếp hồng ánh lửa nồng nàn sau cây.
Tịnh yên bến nọ bờ này
Con thuyền độc mộc chở đầy hoa tươi.
Dòng đưa lá thắm về xuôi.
Cau rừng trầu diếc gấm gùi se duyên.
Mơ xưa ước cũ an nhiên.
Giang san thiên địa lâm tuyền sắt son.
Dinh Thầy Ngảnh vọng nước non.
Dinh Ông Động Chú Tà Mon Đảo Bà.
Sông Dinh chuyển nước La Ngà.
La Gi cầu nối Hòn Bà Núi Ông.
Gió ru huyền thoại bềnh bồng.
Tà Mon lưu dấu hương nồng gấm hoa.
Tà Mon, 1972
.
.
.
tranh của Đặng Can
*La Gi ngàn xanh. 66*
QUÊ BIỂN
Quê biển ngày thơ êm đềm trôi
Bên kia viền cửa những núi đồi
Lúa đồng quê ngoại hương thơm thảo
Bắt bướm hái hoa những mùa vui.
Quê biển mênh mang một sắc trời
Thuyền câu rẽ sóng chiều ra khơi
Cho ta mong mãi mùa yên gió
Đầy cá thuyền về những sớm mai.
Quê biển mùa trăng những đêm mơ
Sông Dinh trầm mặc giữa đôi bờ
Những mái nhà yên vào giấc ngủ
Mây trắng về đâu trôi lửng lơ.
Quê biển đong đưa tiếng hát em
Rừng lặng yên nghe biển thì thầm
Như thùy dương hát lời của gió
Như tiếng Mẹ ru vọng ngàn năm.
Quê biển buồn vui một đời tôi
Những chiều bão rớt bóng mưa rơi
Những ngày xa xứ vì cơm áo
Chạnh nhớ quê xưa lòng bồi hồi.
LA GI CHIỀU
La Gi chiều chậm buông
Nắng vàng biển liễu dương
Ai về qua phố cát
Nghiêng nón che mắt buồn.
La Gi chiều mang mang
Biển làm vỡ trăng vàng
Tan ra ngàn con sóng
Thành lời ru mơ màng.
La Gi một giọt chiều
Rụng bên ngoài vách rêu
Nơi khu vườn mai cũ
Bấc giêng về hiu hiu.
La Gi trong hồn tôi
một nỗi niềm không lời
ngày xa quê lưu lạc
thầm nhớ Mẹ bồi hồi.
LA NGÂU ĐÊM
La Ngâu vừa khép cửa.
Chiều vội ngả lên bưng.
Lối hạ ngủ sau rừng.
Sương mù bay nhòa núi.
Nước thầm trôi ven suối
mang theo ngàn bóng hoa
bao lá vàng thu qua,
về phương trời xa khuất.
Nắng tắt ngày sâu hút
Hồ lịm dần vào đêm.
Rừng già ru gì thêm.
Trăng non chưa về kịp.
Hoa phong lan thiêm thiếp,
vào giấc mơ không mùa
theo gió lùa đong đưa
thoáng trầm hương vương phấn.
Du tử còn lận đận
lang thang nơi phương người,
vẫn nhớ vườn xanh tươi,
miền La Ngâu đất Mẹ.
LA DẠ MƯA
La Dạ, mưa đêm rơi,
rơi nghiêng túp lá tời,
rơi lạnh đường rừng vắng,
rơi mù nơi chân trời.
Mương nước đầm đìa trôi.
Ếch kêu như nghẹn lời.
Sấm rền dài đồng lúa.
Điệu nhạc đêm bồi hồi.
Trường La Dạ thôn xưa,
thì thào qua làn mưa,
tiếng học bài cuối hạ
lâm râm giọt âm thừa.
Gió ru cành dã quì
làm nhớ bao mùa đi,
nhớ trường làng xóm học,
bút nghiên buổi xuân thì.
Giờ đây nơi phương xa,
qua bóng mưa nhạt nhòa,
tưởng nghĩ về La Dạ,
bên nhau dưới mưa hoa.
LA DẠ XA
Tôi rời miền quan san.
Đường rừng đầy lá vàng.
Tiễn tôi em nhẹ bước.
Sợ điều gì nát tan.
Men theo đôi bờ hoa.
Trường La Dạ dần xa.
Lưu bút xưa khép lại.
Những dại khờ đã qua.
Bên nhau trên đường dài.
Ước mơ về tương lai.
Dù đôi khi cách biệt.
Với bao nỗi u hoài.
Dòng Suối Trong trôi ngang.
Một bờ chờ tôi sang.
Một bờ em dừng lại.
Nỗi buồn như miên man.
La Dạ, 1966
LA GÀN,
tình nghĩa LA GI
La Gàn buông thả đôi dòng.
Đưa hoa rừng núi vào lòng đại dương.
Cỏ cây Núi Bể pha sương.
Sông Hàn lắng tiếng mưa nguồn nước mây.
Vườn thiền thanh tịnh Dinh Thầy.
Bàu Sen từ phận bùn lầy tỏa hương.
Quả nhân mầm mộng vô thường.
Âm dương hạnh ngộ, đoạn trường chia ly.
La Gàn tình nghĩa La Gi.
Thiên Y đảo biếc, đồi Thùy Dương xanh.
Kê Gà, Mõm Đá, Ngảnh Gành.
Tiên Sa Tà Cú đất lành tĩnh không.
Khi nao Cửa Cạn dòng sông.
Đàn chim biển khuất giữa mông mênh chiều.
Đồi xa thoáng phút cô liêu.
Làng Chài Xóm Rẫy hiu hiu bấc về.
Một mình tôi lặng lẽ hề.
Nghêu ngao hát khúc tình quê cuối ngày.
La Gi,1966
LA GÀN
một nỗi nhớ
Nhớ xưa bên nhau ngắm hoa quì.
Bạn từ La Gàn tôi La Gi,
bỗng nhiên lạnh lùng làn gió bấc
thổi dạt về đâu mùa lưu ly.
Bạn ở lại quê, tôi ra đi,
bao đêm gió biển như thầm thì,
vi vu dương liễu trong ký ức,
lá úa rụng rời chiều chi ly.
Lưu bút chăn trâu, trang mo cau,
than đen thay mực đã nhạt màu,
nhưng vẫn còn hằn dấu thơ dại,
qua dòng chữ rách, nét thương đau.
Bến đậu mùa đi xa bóng thuyền.
Lá thắm ngược dòng, phận rã riêng.
Trong duyên hạnh ngộ, ngầm phiêu lãng.
Tôi đành xa xứ, xa bạn hiền.
.
.
tranh của Chen Du
*La Gi ngàn xanh. 75*
NGÀN MAI
Một cánh rừng mai nở bạt ngàn
Hương lùa theo gió khắp quan san
Cành vương búp mới khoe màu biếc,
Đóa mở nhụy non thắm sắc vàng.
Chạnh nghĩ thương tình hoa phố thị,
Thêm buồn tiếc nuối thuở hồng hoang
Thời gian bỏ mặc đời dâu bể ,
Cây cỏ dung nhan tự úa tàn.
CỘI MAI
Đông sang trẩy lá cội mai già.
Chuyển nhựa trăm năm dưỡng sắc hoa.
Hạt mọng rơi thầm trên đất cũ.
Hương nhu bay khuất phía trời xa.
Mưa ươm nụ mới màu biêng biếc,
Nắng nhú chồi non dáng thướt tha.
Én gọi mùa về xuân trở lại,
Riêng ta tuổi dại mãi trôi qua
CÂY MAI SẺ
Tháng nhuận mai rừng sớm rộ ngang
Ta còn cội Sẻ đón mùa sang
Thân già búp mới đài xanh điểm
Gốc cổi nhành non lộc biếc tràn
Sắc thắm môi hoa còn chúm chím
Hương vương mắc lá đã mênh mang.
Tình hoa lắng đọng hồn sông núi
Hạt chuyển mầm xuân nụ nở vàng.
Tân An, xuân 1973
LAN QUẾ HƯƠNG
Mấy đoá lan rừng tự toả hương
Mơ hồ thơm thoảng phía sau truông.
Cay cay vị quế trong mưa nhẹ,
Dịu dịu mùi trầm dưới nắng vương.
Đọng lại ngàn năm màu quí phái.
Bay qua một thoáng bóng y thường.
Tưởng người cõi mộng đào nguyên cũ,
Lỡ bước nhân duyên lạc phố phường.
La Dạ, 1995
HẠT GIỐNG
Hạt giống chim gieo miền đất lạ,
Thân rài mộc dại phú cho mùa.
Mầm khô hạn cháy thiêu trời nắng,
Mộng úng triều dâng ngập lũ mưa.
Vạn hữu nương nhờ vào đất nước,
Muôn loài sống tạm tự sau xưa.
Nhân yên cây cỏ sum suê quả.
Ước vọng sinh tồn chẳng vắng thưa.
La Gi, 1967
.
.
.
tranh của Kevin Hill
*La Gi ngàn xanh. 80*
HÀM TÂN CỐ QUẬN
Bưng Ngang hồn Núi Bể
Đập Đá Dựng sông Dinh
Biển Ngảnh nhìn Đông Hải
Hàm Tân chứa xuân tình.
Hòn Bà nhớ Biển Lạc
Lòng Bàu Sót Suối Sâu
Hồ Núi thương Cửa Cạn
Giếng Thầy ngọt vì đâu?
Núi Nhọn ngóng Mây Tào
Sao Cháy bên đồi cao
Ngọc Điểm rừng Thị Ngọt
Mai Đỏ Ngọn xuân nào.
Sóng ru bờ Xóm Lưới
Đất rừng níu chân đồi
Đồng xanh ôm cây lúa
Cát mặn thấm mồ hôi.
Dương liễu viền cung biển
Đảo xanh như mắt triều
Người về vui phố mới
Thuyền câu neo sông chiều.
ĐẬP ĐÁ DỰNG
Đá Dựng sông Dinh đập nước xanh.
Mưa rơi mạch lắng tự đầu gành.
Bờ nghiêng bóng rủ bằng lăng tím.
Bến đỗ thuyền neo giấc mộng lành.
Một Cột chùa xưa hồn cổ tích.
Đôi hàng trúc biếc nét đan thanh.
Dòng xuôi về biển trôi năm tháng.
Ai nhớ Đào Viên hội yến anh.
La Gi,1972
HÒN BÀ
Hòn Bà, đảo nhỏ giữa trùng khơi.
Tựa mảnh Thiên Y của đất trời.
Phủ xuống đầu gành sâu chới với.
Choàng lên ngọn sóng nổi chơi vơi.
Cây nghiêng bóng nước hoa tàn rụng.
Đá lắng hồn mây sương nhạt rơi.
Bến mộng thuyền neo mùa biển lặng.
Tiếng chuông chùa cổ vọng muôn đời.
La Gi,1966
HỒ TÔM
Một cõi Hồ Tôm cuối Bãi Ngang
Giữa miền Động Trắng cạnh Sông Hàn
Dòng trăng loang loáng bầy tôm bạc
Lạch nước lăn tăn lớp cát vàng
Cụm khói sương mờ ngày bấc lạnh
Hàng dương liễu biếc buổi nồm sang
Bến bờ mấy độ mùa thay đổi
Mặt nước còn in bóng xóm làng
DƯỚI CHÂN TÀ CÚ
Chiếc lá vàng khô rụng cuối sân
Ta nghe thu muộn như xa dần
Tường vi mới nụ còn e thẹn
Nguyệt quế vừa hương cũng ngại ngần
Giếng cũ mưa ngang bờ đá bạt
Chùa xưa núi khuất giọt chuông ngân
Chiều đi bóng đổ buồn cô tháp
Cỏ lấp đường hoang lấm bụi trần.
Tân Thành, 1973
XÓM DỐC CHÙA
Xóm Dốc Chùa xưa thấp thoáng hoa
Đồi nương thong thả xuống thung trà
Khe luồn sương trắng đôi bờ cỏ
Chợ núp thông xanh mấy nếp nhà
Lối nhỏ phong lan hương toả ngát
Hồ thu mây nước khói bay nhoà
Rừng hoang tĩnh mịch đêm chùa cổ
Một giọt chuông nghe lạnh núi xa.
GIẾNG THẦY
Tháng sáu mưa rơi trắng Giếng Thầy.
Tôi về lủi thủi dưới trời mây.
Đồi hoang lá rụng đầy đường cỏ.
Động vắng rêu lan lấp dấu giày.
Tiếng mõ xua đi hơi đất lạnh.
Lời kinh chạm nhẹ bóng rừng dày.
Tưởng vào cõi tịnh tâm nhàn nhã.
Chợt thấy chưa qua cuộc tỉnh say.
Tân Hải,1972
THỊ TRẤN LA GI
Người đời có lúc ngỡ ngàng như giấc mơ
có giấc mơ đã thành sự thật.
Bao năm dài chiến tranh xâm lược
chúng ta đã mơ một ngày độc lập
và sáng mùa xuân ấy
cha đã về hôn lên giọt lệ mừng của mẹ
tóc điểm sương mà tiếng cười vẫn trẻ.
đâu phải chuyện trong mơ
nhưng bao năm qua
trong ta vẫn còn nguyên sự ngỡ ngàng.
Đất nước không còn đạn bom khói lửa
và chiều nay trên đường qua Xóm Học
nắng toả nghiêng nghiêng mái tóc em bay
bồng hương một không gian
có phải mơ đâu mà đang sống giữa đời.
Đã xa rồi đêm đen mơ một ánh ngày
Nay ta có bầu trời lồng lộng mây bay
Nắng tự do vào đời từ mùa xuân mới
Nhà phố đông thêm cuộc sống đủ đầy
Đã qua thời thất học dại khờ
ta khát khao viết được chữ i chữ tờ
đọc được những trang thơ
của Nguyễn Du Nguyễn Trãi
của văn hiến ngàn năm.
Nay trường mới khang trang
người trẻ tuổi vươn lên tầm đại học
lập nghiệp thành danh xây dựng quê nhà.
đàn em thơ cùng thầy cô đến lớp
có những đường hoa bóng mát đi về.
Lúc khổ nghèo ta mong đủ sắn thay cơm.
Nay trong bữa ăn bình thường,
ta có thêm đoá hồng và khúc nhạc êm….
Thị trấn La Gi chuyển mình lên tỉnh lỵ,
Tỉnh Bình Tuy, thành phố biển tương lai.
Biển xanh một vòng đai.
Ngày hào sảng gió reo đồi Thuỳ Dương nắng
Đêm mênh mang trăng bạc soi Hồ Tôm
Đồi Non, Núi Nhọn, Suối Muồng thơm
Rừng gỗ quí hồi sinh miền đất cỗi
Du lịch về thăm tích cổ Dinh Thầy
Ghé lại Mỏm Đá Chim
Nghe sóng ru bờ Tân Hải
Viếng tượng đài Ngô Đức Tốn
Tưởng niệm người dựng xứ sở quê hương
Thảo thơm hương biển dịu mát khí trời
Êm trôi sông Dinh về xa khơi
Để cầu Đúc nối đôi bờ đất cũ
Về Tân Lý làng hoa, về Tân Hoà phố biển
Nối dài mùa hoa rừng Tam Tân
Đỏ ngọn, mai vàng, ngọc điểm giêng xuân
Hạ nắng phượng hồng gọi mưa vào thu biếc
Bấc thổi qua đông lộc xanh dốc Ông Bằng
Một thoáng hồn hồ điệp bâng khuâng.
Hàm Tân cũ ẩn sâu nguồn lực mới
Quốc lộ qua ngang giục bước người đi tới
Kè cảng La Gi tấp nập thuyền sông
Cửa biển mở rộng thị trường Viễn Đông
Nội lực từ rừng xanh, từ nguồn thủy sản
Trầm tích sa khoáng , mỹ nghệ thủ công
Biển mênh mông biếc
Rừng bạt ngàn hồi sinh
Ánh mắt long lanh chờ mong
những bàn tay khối óc những tấm lòng.
Chúng ta nhận từ nguồn Lạc Hồng giọt nước trong
giữ mình không đục
cùng quê hương mặn nồng.
LA GI, 1972
TRƯỜNG MẪU GIÁO LAGI
Xây một ngôi trường cho con chúng ta
ngôi trường mẫu giáo
khang trang trong nắng mai
đỏ tươi màu ngói
như hạt giống tương lai.
Như ở đó
còn những bàn tay
của bao con người
chắt chiu ước vọng
qua từng tháng ngày.
Như ở đó
bao giọt mồ hôi
bạc vai áo thợ
thấm lên núi rừng
thấm lên nương rẫy
mặn thêm biển xanh.
Và ở đó
có cô giáo trẻ
như người mẹ hiền
có đàn em bé
hát vang sân trường.
Ngôi trường ngói đỏ
như đoá hoa hồng
giữa đời thắm tươi
ôi, quê hương ơi
xin dâng lên người.
La Gi,1965
.
.
.
tranh của Bob Ross
*La Gi ngàn xanh. 94*
Về
NÚI CÚ
Sương lam mờ núi Cú.
Tiếng mõ tụng kinh chiều.
Tượng gối đầu lên đá.
Đường thiền bóng tịch liêu.
Chuông chiều chạm vách đá.
Dội nắng xuống hoàng hôn.
Lấp dấu người lên núi.
Ngân dài lạnh mấy thôn.
Mây ngang đồi gió hú,
Che mờ bến quạnh hiu
Thấm lạnh bờ hoang dã,
Nghiêng sương xuống bóng chiều
Chân người nhịp bước mỏi.
Nỗi nhớ như cung đàn.
Buồn vui lên tiếng hát.
Nhật ký bụi gieo vàng.
Tà Cú,1966
CÁT SỸ
BIỂN HÁT
Có một hôm ngồi dưới mái trường
nhe biển hát lời ca của lúa
của rừng khuya gió núi thuỳ dương.
Nhớ những lúc khung trời thẳm đỏ
nhe biển hát lời ca của lúa
của rừng khuya gió núi thuỳ dương.
Nhớ những lúc khung trời thẳm đỏ
đoàn thuyền đi theo hướng mặt trời
lồng lộng gió ánh ngày rạng rỡ
lòng say theo biển sóng chơi vơi.
Ta đang sống giữa lòng biển rộng
thuyền êm trôi trời nước khơi xa
sao nói hết ân tình đất nước
biển ru đời, đất nở ngàn hoa.
Có một hôm ngồi dưới mái trường
nghe biển hát ru thuyền bến đỗ
gọi trăng về soi bóng quê hương
nhớ những lúc thuyền về cửa biển
cá đầy thuyền vui sướng lòng ta
sao hiểu hết nỗi chờ của bến
ánh đèn khuya chong đỏ mái nhà.
Có một hôm ngồi dưới mái trường
mới thấy rõ cuộc đời đang sống
rất dịu kỳ, rất đổi thân thương.
Lagi, 1972
lồng lộng gió ánh ngày rạng rỡ
lòng say theo biển sóng chơi vơi.
Ta đang sống giữa lòng biển rộng
thuyền êm trôi trời nước khơi xa
sao nói hết ân tình đất nước
biển ru đời, đất nở ngàn hoa.
Có một hôm ngồi dưới mái trường
nghe biển hát ru thuyền bến đỗ
gọi trăng về soi bóng quê hương
nhớ những lúc thuyền về cửa biển
cá đầy thuyền vui sướng lòng ta
sao hiểu hết nỗi chờ của bến
ánh đèn khuya chong đỏ mái nhà.
Có một hôm ngồi dưới mái trường
mới thấy rõ cuộc đời đang sống
rất dịu kỳ, rất đổi thân thương.
Lagi, 1972
TẠ ƠN
Xin tạ ơn Mẹ hiền
ru con tròn da thịt
vỗ giấc nồng đêm yên
đong đưa một con thuyền.
Xin tạ ơn quê tôi
đã cho đời hạt muối
để hiểu giọt mồ hôi
và môi ngọt nụ cười.
Xin tạ ơn các anh
một đời vì tổ quốc
vì một ngày mai xanh
vì ấm no dân lành.
Xin tạ ơn các em
đưa ta về bé bỏng
hiểu được buổi chiều êm
lời thơ ru bên thềm.
Xin tạ ơn nơi này
vườn xanh cây tĩnh lặng
những chiều mưa nhẹ bay
hương xuân một trời đầy.
CÁT HOA
.
.
.
tranh của Philip Sandee
*La Gi ngàn xanh. 98*
TRẦN CÁT TƯỜNG
Đoàn Thuận với
TRƯỜNG CA LA GI.
Trường ca La Gi là. một trang Bút Ký, trên bốn trăm dòng lục bát, ghi lại đôi điều về trời biển núi sông miền quê cực Nam Trung Bộ, nơi định cư lâu đời của thổ dân bản địa và nhiều họ tộc du cư . Cửa biển La Gi, cánh đồng ven sông Dinh, rừng già Láng Đá Dinh Thầy như chiếc nôi lớn ru bao lớp người về đây vỡ đất dựng làng.
Cuộc dâu bể làm biến đổi núi sông. Sóng biếc xô dạt bãi bờ, giông bão tàn phá bao cánh rừng, đưa đẩy dân làng lang bạt tha phương, cát bụi chôn vùi bao xác người vào tĩnh mịch.
Bóng hình xưa đã tịch liêu .
Trong ta lặng lẽ bao điều miên man.
“Bao điều miên man”, đôi khi, trải dài qua 12 tháng, từ tháng giêng ở Xóm Biển La Gi đến tháng chạp trên núi Mây Tào. Thời gian mải miết trôi, lặng thầm khắc ghi nỗi nhớ vào tâm trí của đứa con xa mẹ xa quê.
Tôi đi, nhớ dáng mẹ gầy.
Tôi về, nghe gió biển đầy tuổi thơ.
Tháng giêng về, từng đàn chim én bay qua nổng cát trắng, hàng dương liễu xanh, đồi cỏ non tơ, đường cây lộc biếc
Sông núi vào xuân, hồ Núi Đất sương pha, rừng Thị Ngọt tròn quả, ngàn mai Tà Mon thơm hương. Người đưa hoa rừng về mừng thọ Ông Bà mẹ cha, chúc tụng tuổi trẻ Phuớc Hội Bình An.
“Hạt trăm năm cũ” của tổ tiên như vẫn “nở đầy màu xuân” trên quê hương La Gi.
Gió bấc tháng hai hiu hiu thổi qua động cát Tiên Sa, ruộng nước Bưng Ngang, cánh rừng Thầy Thím làm rụng hạt mai già, làm tím sắc hoa mua, làm chua thêm lá dang xanh, thoảng hương Nà Hoa Tân Lý, lắt lay ánh đèn câu mực câu khơi.
Tháng hai, trời trong trăng sáng, ruộng đồng vắng lặng, núi xa im lìm, chỉ còn chơi vơi tiếng nhịp gõ thuyền trôi theo khúc tình ca trên sông Dinh trầm mặc
Gió nồm tháng ba đưa mây ngang trời thổi rơi hạt mưa. Mưa sớm ủ mọng lúa trĩa trăm ngày Ba Thăng Ba Thắc, nứt xanh những nổng mạ non.
Nước thấm vào đất đai, đánh thức luống dưa rẫy bắp, hồng ửng trái mây, tròn xanh thanh trà, bung chồi lau sậy, gọi đàn chim xa về hót vang truông rừng cổ thụ.
Nước ngầm nuôi rễ cây rừng, dưỡng đất cho bao mùa vàng. Nước qua Láng Đá, ngập hồ Núi Đất, tràn đập Đá Dựng vào đồng Bình An Phước Hội, Bưng Tràm Bàu Sen.
Nước nuôi Suối Sâu, một dòng xanh giữa đôi bờ hoa, từ rừng Dinh Thầy chảy qua đất Ngảnh. Suối ngấm sâu nước mạch nước nhĩ, lọc ra Nước Ngọt Nước Trong tụ thành Giếng Nguồn Chung bên bãi bờ Cát Mặn.. Một dòng trong biếc êm trôi, men theo bìa rừng chân động, lách qua nương rẫy Vườn Đào Khe Đước Xóm Chài đổ vào Ba Bến. . .
Một dòng xanh đôi bờ hoa, .
Đem hương rừng vắng về qua đất chờ .
Đem vào ta cả hồn thơ, .
Để ta làm sóng ru bờ quê hương
Tam Tân, Ba Bến, Kê Gà Cửa Cạn Đá Chim,, một vòng cung biển nằm giữa Mũi Điện Mũi Tàu, một miền quê thơ mộng yên bình
Gió vi vu quanh mùa thổi xanh đồi dương liễu. Sóng rì rào vỗ về gộp đá rêu rong. Hải âu từng đàn lượn qua vụng biển bay xa về chân trời. Cò trắng nghiêng cánh về Bưng Ngang Hồ Núi. Khói lam chiều bãng lãng vươn lên từ bếp lửa ấm bên bờ cây, dưới mái lá cành nôm, trong gian nhà vách gỗ lâu đời..
Người hành hương men theo lối mòn quanh chân Động Sầm đồi Mai Đỏ Ngọn, dưới tán dầu um tùm đong đưa lan rừng, vào Dinh Thầy Thím lắng nghe tiếng mõ tụng kinh, mong tìm phút giây an tịnh. Lữ khách, đôi khi trọ lại Mỏm Đá Chim an dưỡng tâm linh, đôi khi dừng chân bên đài Ngô Đức Tốn nghĩ về người tù Côn Đảo vượt ngục về đây dạy học, đôi khi ghé thăm mộ nhà thơ Nguyễn Ngu Í, ngẫm lại huyền thoại Hòn Bà Núi Ông, nghĩ về mạch nguồn tĩnh tại Sông Dinh.
Sông Dinh xanh từ La Ngà xuôi về La Dạ La Gi qua ngang những cánh rừng già âm u, những bờ lau sậy tre già trúc thẳng, những hàng phi lao vi vu theo gió nồm gió bấc.
Sông ngập ngừng bên bến nước Cầu Cây Láng Gòn Châu Thủy, qua đập Đá Dựng vườn Anh Đào Tân An đò ngang Sáu Say Tân Lý đò đầy Tân Long, bến thuyền Xóm Câu Chợ Cá Kè Cảng Lagi.
Thấp thoáng trên đôi bờ những đồi sim cỏ cú mai rừng, nà dừa liếp khoai nương rau ruộng lúa ven sông,những túp lá tời mộng mơ, những tiểu am bàn thiêng nơi xóm mạc thôn xa.
Ngày tháng trôi đi, nước sông cuối dòng bồi một cung đất mở rộng Phố Biển. Những Xóm Cát, Xóm Câu, Làng Chài, Bến Đước, Bến Ghe, Bờ Neo thuyền thúng, những quán cóc Đèn Dầu, túp lá mái tranh khuất dần vào cổ tích. .
Sông Dinh đưa nước về khơi.
Thời gian ru cát bụi dời bâng khuâng.
Và
La Gi Quê Mẹ sang mùa.
Nắng lên Phố Mới, hoa đùa thôn xưa.
Kè Cảng xi măng gom lại những Bến Đậu thuyền lẻ. Đường nhựa thay “lối xưa cát lún”. Cầu Đúc nối Chợ Cá Biển với Nà Hoa ven sông. Tiếng chuông nhà thờ ngân nga cùng tiếng mõ tụng kinh chùa. .
Mái trường lợp lá lợp tranh, lớp học i tờ bỏ túi, xóm học bình dân, lùi dần vào chân núi bìa rừng. Ngôi trường trụ đúc tường cao trên Dốc Tỉnh, đón học sinh khắp Bình Tuy về trọ học chung quanh Đồi Gió.
Đồi Gió, tên mới là Tân An, là nơi đón gió muôn phương hai mùa nồm bấc, là đỉnh cao xanh trước biển khơi, rừng núi, sông hồ, ruộng đồng, vườn tược.
Dốc Tỉnh, hay Đồi Gió xưa, là khu hành chánh tỉnh Bình Tuy, biểu tượng cho nguồn sống và nền văn hóa của bao thế hệ cư dân La Gi.
La Gi, một vùng xanh mênh mông, lưu lại dấu tích bao đời: nào những La Gi, La Dạ, La Gàn, La Ngâu, nào những Tà Cú, Tà Mon, Núi Nhọn, Mây Tào, Núi Bể, Núi Ông, Hòn Bà, Động Chú, Dinh Thầy, giữa Rừng Lá Rừng Dầu.
La Gi, cắt rốn chôn nhau,
Tình muôn năm cũ gửi vào hồn quê.
Thảo Điền,2014.
TRẦN CÁT TƯỜNG.
*
BÌNH SƠN.
ĐOÀN THUẬN
DẠY HỌC VÀ LÀM THƠ
Tôi chưa quen Đoàn Thuận nhiều, chỉ mới gặp anh lần đầu vào một chiều cuối thu 1995 tại trụ sở Hội Văn Nghệ Bình Thuận. Anh vội quay về Hàm Tân triển khai công việc sau một hội nghị ở sở Giáo Dục, nên không nán lại được, chỉ chuyện trò qua quít. Nhưng đọc ”La Gi ngàn xanh”, tôi cảm thấy quen thân anh rất nhiều. Quen thân thơ và bạn thơ có tâm hồn say đắm thơ như mình.
Tập “La Gi ngàn xanh” chia làm 6 mảng Huyền thoại Hòn Bà Núi Ông, La Gi ngàn xanh, Đất Mẹ, Dòng sông quê hương, Quê biển, Đất mới, chứ không theo thời gian sáng tác. Bìa 1 in ảnh biển La Gi. Một cây dương liễu cong cong toả cành lá xum xuê; dưới gốc phủ đầy cỏ lau phất phơ nô đùa với nắng gió. Ngoài biển xa, Hòn Bà như con rùa xanh bập bềnh trên sóng biếc. Một con sóng bạc đầu cuồn cuộn lô xô vào dải cát trắng. Một khung cảnh biển trời – nắng gió — núi non – cây cỏ cùng điệp một màu xanh ngắt bao la. .
Đọc hết tập thơ rồi nhìn lại trang bìa, tôi tự hỏi: Phải chăng đó là cả một tấm lòng, một tình yêu quê hương đậm đà da diết của Đoàn Thuận ?. .
Trước hết, anh dành trang nhất bày tỏ tâm tình với Mẹ với quê hương: .
Tôi đi nhớ dáng Mẹ gầy. .
Tôi về, nghe gió biển đầy tuổi thơ.
Trong thơ anh, Mẹ không chỉ là người mang nặng đẻ đau, mà còn là tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, mà ta có thể bắt gặp trong nhiều câu thơ, đoạn thơ : Dinh Thầy, Bưng Ngang, Rừng Thị Ngọt, Núi Đá, Núi Nhọn, Núi Bể, Núi Đất, núi Mây Tào, Hồ Xanh, Hồ Tôm, Suối Đó, Suối Nước, Suối Sâu, Đá Dựng , Hòn Bà, Sông Dinh, Láng Gòn, Láng Đá, Láng Sim, Bàu Sen, Bàu Tràm, Bàu Sót , Chợ Cá , Làng Chài, Xóm Câu ..đã cưu mang mình từ ngày thơ ấu.
Hình như Đoàn Thuận muốn quyện chặt mỗi mảnh đất chôn nhau cắt rún vào mối câu thơ như dòng máu đỏ toả ra cơ thể con người thấm qua thịt da rồi chảy về tim, ghi dấu ấn tâm tình,với những: .
Lời ru qua những đồi cỏ cú .
Cánh diều bay mang tuổi thơ đi .
Những chuyến đò Tân Long Tân Lý .
chở nắng vàng phố cát La Gi.
với những xóm mạc: .
Nơi cư trú tâm hồn mộc mạc .
Những Láng Gòn Láng Đá Láng Sim .
Những Bàu Sen Bàu Tràm Bàu Sót .
Nơi đất lành cho những cánh chim.”
Cả những tháng năm phiêu bạt nơi đất khách quê người tận vùng Hà Tiên xa tít, anh vẫn không nguôi nhớ về quê mẹ với nỗi nhớ da diết: .
Quê biển mùa trăng những đêm mơ .
Sông Dinh trầm mặc giữa đôi bờ .
Những mái nhà yên vào giấc ngủ .
Mây trắng về đâu trôi lửng lơ.
với những chiều biển vắng:.
La Gi chiều mang mang
Biển làm vỡ trăng vàng
Tan ra ngàn con sóng
Thành lờ ru mơ màmg.
với hình ảnh Hồ Núi Đất hiện lên rất đẹp:
Dù mai đi khắp muôn nơi
Vẫn không quên bóng trăng soi lòng hồ
Không quên tiếng sóng ru bờ
Chùm phong lan nở bất ngờ vào xuân.
với đêm Hồ Tôm rất nên thơ:
Đêm Hồ Tôm màu trăng loáng bạc
Tưởng mùa xưa còn đọng không gian
Trong biếc liễu hạc về núi cũ
Khúc đàn rơi sâu thẳm xa ngàn.
Đoàn Thuận là nhà giáo,vừa dạy học vừa làm thơ.Dạy học và làm thơ trong anh như một mối tơ hồng nhuần nhị sắc hương nâng cánh cho nhau bay trên các nẻo đường quê mẹ. Có lẽ vậy mà bóng dáng những em học trò thân thương phảng phất trong thơ anh:
Vầng trán em trang đời đang mở .
Chim én về đất nước vào xuân. .
Đường phấn kể những mùa lịch sử. .
Làm ta quên gian khó nhọc nhằn. .
Cũng do vậy, nhiều hôm ngồi dưới mái trường, anh vẫn nghe biển hát biển ru với đồng nội với hàng dương, vẫn nghe biển gọi trăng theo thuyền về với chợ cá làng chài xóm câu, với các em nhỏ trường làng hát vang dưới rặng hoa phượng vĩ. .
Một mùa hạ nữa qua mau. .
Áo bay trắng lối phượng vào ngày xanh .
Có vầng trăng rụng cuối gành. .
Ta nghiêng trang viết để dành câu thơ”.
Là nhà giáo yêu quê, yêu trẻ, yêu trường, Đoàn Thuận không những làm thơ về quê hương về trường học mà còn dành những tình cảm cao quí cho nghệ sỹ tài hoa Văn Cao, cho bạn bè Đức An, Hoài Sơn, Quốc Thắng, Văn Mạnh, Yên Thảo với những vần thơ
ý vị: .
Mênh mang một ánh lửa chài .
ru con sông ngủ giấc dài về khơi.
Vầng trăng con nước vơi đầy .
Đôi bờ vương một bóng ngày sang thu..
Người về phố núi ngày mưa .
Ta nghiêng bóng đợi từng trưa từng chiều..
Trăng tàn nghiêng bóng non đêm .
Mông lung tiếng vạc sâu thêm bến bờ.
La Gi ngàn xanh không phải là tập thơ đầu tay của Đoàn Thuận.Trước đó anh đã in tập thơ Mùa bấc biển, Lời chiều, Dưới hoa, và dự định in Lửa đầu non, chưa kể thơ anh được chọn vào những tập thi tuyển quốc gia. Như vậy so với cái tuổi đang độ “tri thiên mệnh”, sức vóc sáng tác của Đoàn Thuận khá đều đặn, hiếm thấy đối với một nhà giáo vừa dạy học vừa làm thơ.Tôi tin rằng anh mãi mãi nâng niu hồn thơ và để lại cho quê hương, cho bạn bè những bài thơ hay, thật hay. .
BÌNH SƠN
*
TÁC GIẢ.
.
.
.
Đoàn Thuận tên thật là Trần văn Thuận, tự Cát Sỹ.
Sinh năm 1943 tại Lagi, Bình Thuận.
Giáo viên nghỉ hưu tại Thảo Điền,Tp. HCM
[Nguyên hiệu trưởng Trường PTTH Nguyễn Huệ, La Gi
.
.
.
SÔNG DINH
Cát Sỹ ký họa 1972
TÁC PHẨMcủa Đoàn Thuận
Lục bát:
+ Lời chiều.(lục bát tứ tuyệt) [nxb Trẻ, 1996]]
+ Lửa đầu non. (lục bát trường thiên) [nxb Trẻ, 1999]
+ Tạ ơn đời (lục bát tam cú) [nxb Văn học 2013
+ Đường Thi ( thơ dịch) [nxb Văn Học, 2012]
+ Thơ thiền Vương Duy (thơ dịch) [nxb Thời Đại,,2014]
+ Mây mưa (truyện thơ) [in vi tính]
Thơ Tự do::
+ Mùa bấc biển. [nxb Văn nghệ Tp.HCM,1994]
+ La Gi ngàn xanh [nxb Trẻ 2001]
+ Lửa đêm mưa. [nxb Trẻ, 1998]
+ Khoảng lặng của hoa. [ nxb Trẻ, 2001]
+ Tượng. [nxb Trẻ, 2002]
* Đời sậy [nxb Trẻ 2003]
+ Sắc phượng. [Hội VHNT Bình Thuận,2006]
+ Rong chơi cùng cát bụi. [nxb Văn Học, 2012]
+ Mái xưa [nxb Văn học,2013]
+ Dưới hoa [nxb Văn Học 2013]
+ Sài Gòn và tôi. [ in vi tính
+ Búp sen (thơ thiếu nhi) [in vi tính]
Thơ Haiku:
+ Mùa thạch thảo [nxb Văn Học, 2013]
+ Giọt mùa (thư pháp) [ in vi tính]
Thơ Đường Luật: + Dấu xưa [in vi tính]
Thơ Trào phúng:
+ Đất và Người [nxb Thanh Niên, 2013]
+ Những điều nghe thấy [in vi tính]
+ Tiếng dội từ đất [in vi tính ]
+ Nghe thấy và nghĩ [vi tính ]
+ Họa hủy diệt [in vi tính]
.
.
.
tranh của Jin Fenshi
*La Gi ngàn xanh. 115*
*
GIẤY PHÉP XUẤT BẢN
LA GI NGÀN XANH
thơ
Đoàn Thuận
________________________________________
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
161B Lý Chính Thắng –Quận 3 -TP.Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm xuất bản: LÊ HOÀNG
Biên tập : THĂNG LONG
Giới thiệu và chế bản : TRẦN CÁT TƯỜNG
Sửa bản in THANH HẰNG
_____________________________________
In 1000 cuốn, khổ 14cmx20cm.
tại xưởng in Ban TTVH Thành Ủy,Tp.HCM
Số đăng ký KHXB : 863/214 do Cục Xuất Bản cấp ngày 14/12/1996
Giấy trích ngang KHXB số 92/97
In xong và nộp lưu chiểu tháng 3 năm 1997
________________________________________
In lần 2: * bằng vi tính,số lượng hạn chế
* bổ sung nhận định của Bình Sơn
* tranh bìa và phụ bản trích từ internet
____________________________________
*La Gi ngàn xanh. 115*
.