ĐOÀN THUẬN 2

.
ĐOÀN THUẬN
vẫn RONG CHƠI CÙNG CÁT BỤI


ĐOÀN THUẬN 2
đăng một số bài LƯU BÚT
và vài tập thơ của Đoàn Thuận.
[ Lưu trữ theo ngày tháng
bên lề blog ĐOÀN THUẬN 2]


Lưu trữ Blog

 

 

Thơ Đoàn Thuân lưu trong
RONG CHƠI CÙNG CÁT BỤI

[nhấn vào
tên tập thơ để đọc]

1.Lục Bát

+ Tạ ơn đời (Lục Bát tam cú)[ nxb Văn học 2013] (đoàn thuận tr.7))

+ Lời chiều. (Lục Báttứ tuyệt)[nxb Trẻ, 1996] (đoàn thuận tr.5))
+
Lửa đầu non.(Lục Bát trường thện)[nxb Trẻ,1999]  (đpàn thuận tr.6))

+ Mây mưa  [truyện thơ, in vi tính] (đoàn thuan tr.16)

2. Thơ Tự Do
+ Rong chơi cùngcát bụi. [nxb Văn Học, 2012](đoanthuan tr.3)
Mùa bấc biển. [nxb Văn nghệ ,1994] (đoàn thuận tr.17)

Lửa đêm mưa.[nxb Trẻ, 1998] (đoàn thuận tr.12)

+  La Gi ngàn xanh  [nxb Trẻ 1997] (đoàn thuận tr.19)

Dưới hoa [nxbVăn Học 2013] (đt.14)

Sắc phượng.[Hội VHNT Bình Thuận] (đoàn thuận tr.9)

Khoảng lặngcủa hoa. [ nxb Trẻ, 2001] (đoàn thuận tr.15)

Tượng. [nxb Trẻ,2002[đoàn thuận tr.13]
 + Mái xưa  [nxb Văn Học,2013] (đoàn thuận tr.8)
 + Đời sậy [nxb Trẻ2003] (đoàn thuận tr.18]
 
+ Sài Gòn vàtôi.[in vi tính] (đoàn thuận tr.3)

 + Búp sen [thơ thiếu nhi] (đoàn thuận tr.11)
    Mùa trọ học (đoàn thuận tr.10)

3. Thơ Haiku

+ Mùa thạch thảo [nxbVăn Học, 2013] (haiku tr.2)

+  Giọt mùa [thư pháp], [in vi tính]h]

4. Thơ Đường luật:
+ Dấu xưa [in vi tính] (đường luật tr.2)


5.Thơ dịch [dịch sang thể Lục Bát]
+   Đường Thi [nxb Văn Học, 2012]
(thơ dịch tr.2)
Thơ thiền Vương Duy [nxbThời Đại,2014]
(thơ dịch tr.9)

6. Thơ Trào phúng:

 + Đất và Người.. [nxb Thanh Niên, 2013] (trào phúng tr.48)
)
+ Những điều nghe thấy [in vi tính] (trào phúng tr.51)

+ Tiếng dội từ đất [in vi tính]  (trào phúng tr.50)

+  Nghe thấy và nghĩ.[in vi tinh]  (trào phúng tr.53
)
+ Họa hủy diệt [in vi tính]
[tràn phúng tr.52]


7.Tùy bút
+ Sậy dại trước gió mùa (lưu bút tr. 22)
                          

8.Tượng điêu khắc
+ 29 tượng bán thân được chạm từ vài loại đá đặc biệt ở La Gi
+ 7 tựợng nhỏ từ rễ cây gổ quí
ở La Gi.
+> tượng đá và tôi [lưu bút tr.21]



                    

ĐOÀN THUẬN LƯU BÚT

                         

           

 

 

* ĐÔI MIỀN ĐẤT TRỌ *
__________________________

                       .

LA GI NGÀN XANH

1.
Người về đây, La Gi rừng biển
sóng đong đưa dương liễu đong đưa
con tu hú gọi chiều xa lắc
phía Dinh Thầy vương khói rừng thưa.

Biển vẫn hát lời chiều của biển
những con thuyền lộng gió về khơi
đem thơ ấu ta vào tưởng tượng
theo bóng mây phố cổ chân trời

Mùa bấc thổi tháng giêng vời vợi
mang lời ru của Mẹ vào xưa
lời ru mang cánh đồng con suối
có mây chiều làm rụng hạt mưa.

2.
Lời ru mang tiếng chuông Tà Cú .
cánh cò chiều về trắng Bưng Ngang.
ta thả hết hồn vào huyền thoại
nàng tiên Rừng Thị Ngọt mơ màng.

Lời ru qua những đồi cỏ cú
cánh diều bay đưa tuổi thơ đi
những chuyến đò Tân Long Tân Lý
chở nắng vàng phố cát La Gi.

Lời Mẹ ru qua ngàn đỉnh núi
nỗi mong chờ những đứa con xa
những đứa con quên mình vì nước
những đứa con đi dựng quê nhà.

Lời ru qua những chiều tịnh vắng
những hồn mùa và những dòng sông
tình non nước ru vào sâu thẳm.
một vầng trăng ru biển mênh mông.

3.
*
Từ xa lắm, khi mùa chưa đến
khi ngàn xanh, xanh tự ban sơ
hồn nhiên núi ngoảnh nhìn về biển
cõi Tiên Sa xanh ngát bãi bờ.

Mũi Đá nằm ôm hồn Núi Bể
mơ ngàn năm Núi Nhọn lên trời
và Núi Đất còn nguyên dáng đứng
bên Hồ Cây in bóng mây trôi.

Rừng xanh thẳm dài theo biển nắng
Sao, Bằng Lăng, Chò, Gõ, Dáng Hương
Dầu, Săng Đá, Sơn Đào, Lim, Trắc
Lá Buông rừng,Tre gộp, Mây bưng.

Tiên nữ hái hoa nguồn Suối Đó
về Mây Tào thả khói lên khơi
để Đá Dựng mùa đào đẹp mãi
và Sông Dinh trầm mặc không lời.

**
Dòng sông chảy mang hồn cổ tích
của chuyện tình xa xưa bao năm
nơi rừng vắng, Núi Ông lặng lẽ
cõi đại ngàn, ngàn xanh xa xăm

Dòng sông chảy thành mùa về biển
sầu ly gia lắng xuống cõi lòng
Hòn Bà dấu Thiên Y trên sóng
cho biển trời, trời biển mênh mông.

Tình một thuở đã thành muôn thuở
Sông Dinh trôi mạch nối đôi miền
dòng nước ngọt từ nguồn sâu khuất
biển mặn nồng tình nghĩa vô biên.

4.
Từ xa lắm, người về vỡ đất
khơi nguồn xanh vườn ruộng lên xanh
những hạt lúa Ba Thăng, Ba Thắc,
những Nàng Hương, Nàng Sậu thơm lành

Nơi cư trú mảnh đời lưu lạc
những Láng Gòn, Láng Đá, Láng Sim
những Bàu Sen, Bàu Tràm, Bàu Sót
nơi đất lành cho những cánh chim .

Đông thêm xóm lên rừng xuống biển
về Tân Minh, Tân Hải, Tân Hà
về Động Chú, Hồ Tôm, Suối Dứa,
phố thêm dài, đồng rộng, thôn xa.

Tên làng xóm mang nhiều mộng ước
người Thiện Hoà, cuộc sống Bình An
quê hương xanh của rừng biển mới
đầy sức xuân trong một chữ Tân.

5.
Từ xa lắm, người về với biển
bãi bờ thêm Xóm Vạn, Làng Chài
những thuyền thúng lưới rùng lưới sẫm
những mái chèo lướt sóng câu khơi.

Miền biển thêm Xóm Dừa, Xóm Lưới,
thêm Chợ Chiều, Bến Cá, Bãi Câu
và ngày tháng dài theo tiếng sóng
Đồi Dương xanh ru nhớ Bờ Dâu

Nơi cư trú cuộc đời biển giả
da sạm màu mùa lộng mùa khơi
những Năm Báng, Bảy Chờ, Hai Lưới
ngày động dài, động tố rong chơi.

Những mùa mực, biển như phố nổi
ánh đèn câu lấp lánh chân trời
mùa cá Bẹ, cá Mòi, cá Nục,
thuyền câu về, Chợ Cá Biển vui.

Mùa bão rớt , sóng xô bờ cát
thuyền ai neo gác mái bên sông
ai sửa thúng, xảm thuyền, vá lưới
ai lạnh lùng bấc thổi đêm không!

6.
Vài món ăn trở thành đặc sản
thịt Nai xào với Cải Rổ thơm
chua Cá Lóc lá Dang, lá Bứa
gạo Nàng Co nồi đất thổi rơm.

Chút hành ớt ngọt canh Phơn Phớt
cá Mòi Dầu kho với Măng Le
Mực tươi nướng rau răm mắm nhĩ
gỏi cá Mai ăn chẳng muốn về

Người xa xứ nhớ hoài trái lạ
những trái Xay, trái Diếc, trái Gùi
Trâm chín tím, Thanh Trà, Nổ trắng
Xoài Quéo chua, Sim ngọt, Gấm bùi

7.
Từ xa lắm, xuân về Mai nở,
rừng thơm hương của Ngọc Điểm lan,
đông se lạnh, thu đầy bão rớt,
hạ vừa sang Phượng Vĩ đỏ làng .

Nơi cư trú tâm hồn cao quí,
những người con tận hiếu tận trung,
những Mẹ hiền tảo tần khuya sớm,
những mối tình bền vững thuỷ chung.

Dốc Ông Bằng người về thắp đuốc
ánh lửa hồng đánh thức rừng đêm.
tiếng gà gáy Văn Kê, Cửa Cạn
bình minh về cho biển xanh thêm.

8.
Người về đây một chiều yên tĩnh
nghe mạch nguồn dưới núi rừng xa,
nghe hạt nứt trong lòng đất mới,
nghe mùa về gọi biển bao la.


La Gi,1972
CÁT SỸ
tranh của Bob Ross





                                                        tranh của Roland Palmaerts